Điều nhuộm

Điều nhuộm

Table of Contents

Tên thông thường: Achiote, Annatto, Lipstick plant (Anh), Yan zhi shu (Trung Quốc), Rocou, Atole (Pháp), Anattosamen (Đức), Lathwa (Hindi), Achihuite, Pumacua (Tây Ban Nha), Kham ngo, Kham thai (Thái Lan), Atchuete, Achoete (Tagalog).

Tên khoa học : Bixa Orellana Linn

Tác dụng

Điều nhuộm dùng để làm gì?

Điều nhuộm giúp điều trị các tình trạng sau:

  • Làm lành vết thương. Hỗn hợp lá được dùng rửa vết bỏng, vết cắt;
  • Các vấn đề về tiêu hóa. Nước pha lá và vỏ cây điều nhuộm được dùng như thuốc xổ trong bệnh kiết lỵ, đau dạ dày, nôn và buồn nôn, trào ngược axit và các vấn đề khác về dạ dày;
  • Sốt. Lá điều nhuộm luộc đắp lên trán và thân để trị sốt;
  • Các vấn đề về miệng. Lá luộc được dùng như nước súc miệng trị đau cổ họng;
  • Đau đầu. Lá điều nhuộm trộn với nước dừa đắp trán trị nhức đầu;
  • Bệnh lậu. Lá được dùng để điều trị bệnh lậu;
  • Lá điều nhuộm được dùng điều trị rắn cắn;
  • Thuốc giải độc. Chất chiết xuất từ ​​lá, rễ và vỏ cây điều nhuộm được dùng làm thuốc giải độc do ngộ độc sắn;
  • Ngăn ngừa hình thành sẹo. Bột điều nhuộm được sử dụng để ngăn ngừa sẹo do vết loét;
  • Chất đông máu. Bột điều nhuộm được sử dụng để ngăn ngừa chảy máu;
  • Hoa được sử dụng làm thuốc long đờm ở trẻ nhỏ;
  • Xử lý bỏng;
  • Kích thích tình dục. Hạt điều nhuộm được sử dụng như chất tăng cường tình dục;
  • Thuốc mọc tóc. Vỏ cây và hạt điều nhuộm được dùng trị tóc mỏng;
  • Hành kinh. Vỏ cây và cành điều nhuộm được dùng để cải thiện dòng chảy kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh;
  • Rửa âm đạo;
  • Bệnh tiểu đường. Quả điều nhuộm được dùng để cải thiện mức đường ở bệnh nhân tiểu đường;
  • Bệnh về hô hấp. Thuốc tiêm làm từ bột hạt giống điều nhuộm được sử dụng để điều trị ho như thuốc long đờm;
  • Rộng tuyến tiền liệt. Nước sắc từ lá điều nhuộm giúp điều trị rộng tuyến tiền liệt khi uống 3 lần một ngày.

Cơ chế hoạt động của điều nhuộm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng điều nhuộm có chứa chất:

  • Chống viêm;
  • Chống lậu;
  • Hạ đường huyết;
  • Hoạt động chống ung thư;
  • Hoạt động kháng khuẩn;
  • Tăng lipid máu.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của điều nhuộm là gì?

Liều dùng của điều nhuộm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của điều nhuộm là gì?

Điều nhuộm được bào chế dưới dạng bột.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng điều nhuộm?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Thận trọng

Trước khi dùng điều nhuộm bạn nên biết những gì?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây điều nhuộm hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng điều nhuộm với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của điều nhuộm như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng điều nhuộm trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Điều nhuộm gây ra phản ứng dị ứng đối với những người nhạy cảm.

Tương tác

Điều nhuộm có thể tương tác với những yếu tố gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng điều nhuộm.

Các bài viết của Blog Điều Trị chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Internet – hellobacsi