Đánh giá tim

Table of Contents

Tìm hiểu chung

Đánh giá tim là gì?

Đánh giá tim là đánh giá về tình trạng, chức năng, các bất thường của tim và hệ thống tuần hoàn.

Mục đích của đánh giá tim

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình bị bệnh tim thì việc khám sức khỏe và thu thập thông tin bệnh sử là điều cần thiết, điều này giúp bác sĩ phát hiện sớm các triệu chứng khi suy tim xấu đi.

Xác định các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường là chìa khóa trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Thực hiện các bước đánh giá tim cho phép các bác sĩ xác định các yếu tố nguy cơ và các tình trạng tim khác của bạn như tiếng thổi ở tim. Nếu có bất kỳ bất thường nào, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm y tế, các dịch vụ điều trị và chăm sóc dự phòng cho hệ thống tim mạch.

Khi nào bạn nên cần đánh giá tim?

Những người cần được đánh giá nguy cơ về sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Tất cả người lớn từ 40 tuổi trở lên.
  • Người lớn ở mọi lứa tuổi có:
    • Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm, nghĩa là nếu bạn có cha hay anh em bị bệnh tim, đột quỵ trước 55 tuổi hoặc mẹ hay chị em gái bị bệnh tim, đột quỵ trước tuổi 65.
    • Họ hàng ruột thịt gần (cha mẹ, anh, chị, em, con) có rối loạn lipid di truyền nghiêm trọng. Ví dụ như tăng cholesterol máu gia đình hoặc tăng lipid máu hỗn hợp gia đình.

Thận trọng

Trước khi thực hiện đánh giá tim, bạn cần biết gì?

Đánh giá tim được xem xét an toàn trong hầu hết các trường hợp. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện đánh giá tim?

Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt cho việc đánh giá tim.

Quy trình thực hiện đánh giá tim như thế nào?

Thời gian đánh giá tim kéo dài tùy theo từng trường hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá tim của bạn qua các phương pháp như:

Bệnh sử của bạn

Để bác sĩ có thể xác định bất kỳ tình trạng nào mà bạn có thể mắc phải, bạn nên chia sẻ bất kỳ bệnh sử liên quan đến tim như tiếng thổi ở tim, bệnh tim bẩm sinh và tăng huyết áp. Các vấn đề khác bạn cũng nên cho bác sĩ biết như tiểu đường, các thủ thuật và các bệnh lý nha khoa, sốt thấp khớp. Bác sĩ có thể hỏi về các vấn đề sinh hoạt của bạn như thói quen ngủ, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống, tập thể dục và các căng thẳng, vì chúng có thể góp phần vào tình trạng tim mà bạn có thể mắc phải. Một số tình trạng tim có yếu tố di truyền, do đó, thực hiện đánh giá tim có thể bao gồm bệnh sử của gia đình bạn.

Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ thu thập các dấu hiệu quan trọng như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ của cơ thể bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ quan sát các dấu hiệu của chứng xanh tím, thay đổi màu của da, khó chịu hoặc khó thở. Ngoài ra, bạn hãy cho bác sĩ biết điều gì làm bạn khó chịu nhất.

Một số ví dụ về các triệu chứng bạn cần khám tim bao gồm đau ngực, tim đập nhanh, khó thở và phù nề ở bàn tay, bàn chân. Đánh giá tim cũng có thể được thực hiện như là một phần của khám sức khỏe định kỳ.

Nghe âm thanh của tim

Bước tiếp theo trong đánh giá tim là lắng nghe âm thanh của tim bằng ống nghe. Một số âm thanh có thể cho biết tình trạng tim bao gồm nhịp tim không đều, tiếng thổi hoặc âm thanh thứ ba bất thường.

Bắt mạch

Bác sĩ sẽ kiểm tra tim và động mạch của bạn để tìm những bất thường bằng cảm ứng hoặc bắt mạch. Nhịp tim có thể cảm nhận được ở không gian giữa các xương sườn. Khi bác sĩ bắt mạch, bạn nằm xuống giường với đầu quay một góc 30–45 độ và bác sĩ sẽ tìm kiếm xung, cho thấy áp lực gia tăng trong hệ thống tuần hoàn. Tiếng rung, rung động nhỏ có thể là dấu hiệu của tiếng thổi ở tim, lồng ngực nhô lên hay phập phồng là những cơn co thắt tim đủ mạnh làm rung động xương ức. Nếu tim bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, thì bạn có thể cần được điều trị.

Kiểm tra ngoại vi

Mục cuối cùng trong đánh giá tim là kiểm tra ngoại vi tứ chi cho bất kỳ triệu chứng liên quan đến tim. Bác sĩ tìm phù nề ở chân và mắt cá chân cùng với sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ hoặc tĩnh mạch bất thường ở chân.

Đánh giá lại

Sau khi đánh giá tim, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tim của bạn trên một thang điểm, dựa trên các yếu tố nguy cơ, tuổi tác và giới tính của bạn. Điểm số này có thể được điều chỉnh nếu dựa vào bệnh sử gia đình bạn.

Có rất nhiều cách tính khác nhau, vì vậy, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đánh giá tim?

Sau khi đánh giá tim, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về kết quả và thảo luận về kế hoạch điều trị trong tương lai cho phù hợp, nếu cần. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các biến chứng & tác dụng phụ

Bạn có thể gặp các biến chứng nào sau khi đánh giá tim?

Đánh giá tim không có khả năng gây biến chứng.

Các tác dụng phụ khi thực hiện đánh giá tim là gì?

Đánh giá tim không có khả năng gây ra tác dụng phụ.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Blog Điều Trị chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Luyện tập quá mức làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim?
  • 6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nguồn: Internet – hellobacsi